


MenuBarNgang
BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI
CỦA THUỐC (ADR) TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG
TỪ 01/01/2019 ĐẾN 30/9/2019
1. Số lượng báo cáo ADR
Từ 01/01/2019 – 30/9/2019, khoa Dược đã nhận được 21 báo cáo ADR từ các khoa/phòng gửi lên. Các báo cáo này đã được nhập vào phần mềm và gửi cho Trung tâm DI & ADR thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu này được thể hiện qua biểu đồ 1.
Biểu đồ 1. Số lượng báo cáo ADR qua các tháng
Nhận xét: Số lượng báo cáo ADR ghi nhận ít nhất vào tháng 1,2,4/2019 và nhiều nhất vào tháng 3,5/2019.
2. Thông tin về bệnh nhân
2.1. Phân bố tuổi
Phân bố tuổi của bệnh nhân trong các báo cáo ADR được thể hiện trong bảng 2.2.1
Bảng 2.2.1 Phân bố tuổi của bệnh nhân trong báo cáo ADR
Nhận xét: Kết quả cho thấy, ADR thường gặp nhất ở nhóm đối tượng từ > 60 tuổi trong độ tuổi người cao tuổi mắc nhiều bệnh và phải sử dụng nhiều thuốc chiếm 47.62%.
2.2. Phân bố theo giới tính
Phân bố về giới tính của bệnh nhân trong các báo cáo ADR được thể hiện trong biểu đồ 3.2.2
Biểu đồ 3.2.2 Phân bố về giới tính của bệnh nhân trong báo cáo ADR
Nhận xét: Nhận thấy ADR được ghi nhận ở nữ giới chiếm tỷ lệ 85,71% cao hơn ở nam giới.
3. Thông tin về đối tượng báo cáo ADR
3.1 Thông tin về người báo cáo ADR
Đối tượng phát hiện ADR chủ yếu là điều dưỡng, bác sĩ.
Hiện nay, đa số các khoa lâm sàng khi phát hiện ADR đều gọi điện thoại báo cho khoa Dược. Dược sĩ sẽ xuống ghi nhận lại thông tin về ADR. Do vậy, dược sĩ chiếm tỷ lệ lớn trong các báo cáo ADR.
3.2 Thông tin về các khoa lâm sàng báo cáo ADR
Thông tin về các khoa lâm sàng báo cáo ADR được thể hiện trong bảng 3.3.2
Bảng 3.3.2 Thông tin về khoa/phòng báo cáo ADR
Nhận xét: Báo cáo nhận được từ khoa Ngoại tổng quát chiếm tỷ lệ cao nhất 28.57%. Tiếp đến là khu Điều trị theo yêu cầu chiếm tỷ lệ 23.81%. Một số khoa có từ 1 đến 3 báo cáo ADR trong 9 tháng đầu năm 2019 . Tuy nhiên, còn rất nhiều các khoa lâm sàng chưa thấy báo cáo ADR lên khoa Dược, có thể do ít ADR hoặc do cán bộ y tế không báo cáo (công việc bận rộn, tâm lý sợ phải chịu trách nhiệm, không biết cách báo cáo….).
4. Thông tin về các thuốc được báo cáo ADR
4.1. Phân loại báo cáo ADR theo đường dùng thuốc
Biểu đồ 3.4.1 Phân loại báo cáo ADR theo đường dùng thuốc
Nhận xét: Phản ứng có hại của thuốc xảy ra nhiều nhất khi dùng thuốc theo đường truyển tĩnh mạch chiếm tỷ lệ 60.87%.
4.2 Phân loại các nhóm thuốc nghi ngờ gây ADR theo mã ATC
Bảng 3.4.2 Phân loại các nhóm thuốc nghi ngờ gây ADR theo mã ATC
Nhận xét: Các phản ứng ADR trong năm 2019 đều do thuốc kháng khuẩn dùng toàn thân gây ra. Tại Việt Nam các bệnh về nhiễm khuẩn và ký sinh trùng có tỷ lệ mắc cao, thêm vào đó tình trạng lạm dụng kháng sinh cũng góp phần làm tăng tần suất gặp ADR ở nhóm thuốc này.
4.3 Thuốc nghi ngờ gây ADR
Các thuốc nghi ngờ gây ADR được trình bày ở bảng 3.4.3
Bảng 3.4.3 Các thuốc nghi ngờ gây ADR
Nhận xét: Kết quả cho thấy, thuốc xảy ra phản ứng ADR nhiều nhất là Fanlodo (Levofloxacin) chiếm tỷ lệ 21.74%. Tiếp đến là Moxifloxacin chiếm tỷ lệ 17.39%. Các thuốc còn lại xảy ra phản ứng ADR từ 1 đến 2 lần trong năm.
5. Thông tin về ADR
5.1. Mức độ nghiêm trọng của phản ứng
Bảng 3.5.1 Mức độ nghiêm trọng của phản ứng
Nhận xét: Các phản ứng ADR xảy ra đa số không nghiêm trọng chiếm tỷ lệ 66.67%. Ngoài ra, trong năm cũng xảy ra 1 phản ứng ADR với mức độ de dọa tính mạng.
5.2. Kết quả sau khi xử trí phản ứng
Bảng 3.5.2 Kết quả sau khi xử trí phản ứng
Nhận xét: Từ kết quả cho thấy, các phản ứng ADR được báo cáo chủ yếu là các ADR nhẹ, hồi phục không di chứng chiếm tỷ lệ cao 66.67%. Ngoài ra, trong năm cũng xảy ra 1 phản ứng ADR sau khi xử trí nhưng vẫn còn để lại di chứng.
5.3. Biểu hiện ADR thường gặp
Biểu đồ 3.5.3 Biểu hiện ADR thường gặp
Nhận xét: Từ kết quả cho thấy, các biểu hiện ADR thường gặp là các rối loạn ngoài da chiếm tỷ lệ 72%. Các biểu hiện ADR liên quan đến rối loạn về hô hấp và đường tiêu hóa ít gặp.
6. KẾT LUẬN
Phân tích 21 báo cáo ADR từ 01/01/2019 đến 30/9/2019 cho thấy:
- Số lượng báo cáo ADR nhiều nhất vào tháng 3/2019 và tháng 5/2019 với 5 báo cáo ADR
- Số lượng báo cáo ADR thấp nhất vào tháng 1,2,4/2019 với 1 báo cáo ADR.
- ADR thường gặp ở những người có độ tuổi > 60 tuổi với tỷ lệ 47.62% và xảy ra ở nữ giới nhiều hơn chiếm tỷ lệ 85.71%.
- Dược sĩ là đối tượng báo cáo ADR nhiều nhất.
- Khoa có báo cáo ADR nhiều nhất là khoa Ngoại tổng quát với 6 báo cáo ADR.
- Nhóm thuốc xảy ra phản ứng ADR là nhóm Thuốc kháng khuẩn dùng toàn thân và thuốc được báo cáo nhiều nhất là Fanlodo (Levofloxacin) chiếm tỷ lệ 21.74%
- Đa số các ADR xảy ra ở đường truyền tĩnh mạch chiếm tỷ lệ 60.87%.
- Các biểu hiện ADR chủ yếu liên quan đến rối loạn về da với tỷ lệ 72%.
- Các ADR báo cáo thường không nghiêm trọng và được các bác sĩ, điều dưỡng xử trí kịp thời nên đa số bệnh nhân hồi phục không có di chứng. Tuy nhiên, có 1 trường hợp phản ứng ADR xảy ra có nguy cơ đe dọa tính mạng và để lại di chứng cho người bệnh.
7. ĐỀ NGHỊ
- Trong thực hành lâm sàng, phản ứng có hại của thuốc có tác động tiêu cực đến người bệnh, làm tăng chi phí điều trị, ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đây là trách nhiệm chung của các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên…Do đó, cần hiểu rõ trách nhiệm của lãnh đạo quản lý và cá nhân để gia tăng an toàn trong quản lý sử dụng thuốc.
- Trong quá trình sử dụng thuốc cần có các biện pháp phòng ngừa, theo dõi, xử trí và đánh giá ADR để ngăn chặn, hạn chế tối đa ADR gây ra cho người bệnh.
- Tổ chức tập huấn về cách điền báo cáo và lưu ý các trường thông tin quan trọng trong báo cáo.
- Tăng cường nhận thức của cán bộ y tế về tầm quan trọng của việc thực hiện báo cáo ADR trong quá trình theo dõi tính an toàn của thuốc;
- Tăng cường hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện, gửi phản hồi chi tiết về báo cáo ADR cho người báo cáo, gửi báo cáo ADR đến các bác sĩ, đưa ra một số khuyến khích về mặt tài chính…nhằm thu được báo cáo với số lượng nhiều hơn, những thông tin từ báo cáo đầy đủ và chính xác hơn.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc báo cáo như cung cấp mẫu báo cáo cho các khoa phòng; đa dạng hóa các hình thức báo cáo như qua mail, fax, điện thoại, công cụ báo cáo trực tuyến
Tổ Dược lâm sàng – Bệnh viện Đa khoa TT Tiền Giang
CÁCH DÙNG THUỐC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐƯỜNG UỐNG
STT | NHÓM THUỐC | HOẠT CHẤT | TÊN THUỐC - HÀM LƯỢNG | CÁCH DÙNG | LIỀU TỐI ĐA |
1 | Biguanid | Metformin | GLUCOFINE 500MG DH-METGLU XR 1000MG | Đường uống: Dùng cùng bữa ăn (trong bữa ăn hoặc ngay sau ăn) để giảm kích ứng đường tiêu hóa. Dạng XR: nuốt nguyên viên, không được bẻ, nhai hoặc nghiền. Dùng 1 lần 1 ngày cùng bữa ăn tối. | Không nên vượt quá liều tối đa 2000mg/ngày. |
2 | Sulfonylurea | Glimepirid | AMAPIRID 4MG DIAPRID 2MG HOẶC 4MG CANZEAL 2MG HOẶC 4MG | Đường uống: Dùng 1 lần/ngày cùng bữa ăn sáng hoặc bữa ăn chính đầu tiên trong ngày. | Liều tối đa 8mg/ngày |
Gliclazid | DIAMICRON MR 30MG HOẶC 60MG | Đường uống: Dùng cùng bữa ăn (dạng MR nên được dùng trong bữa ăn sáng. Có thể bẻ đôi viên thuốc 60mg (MR), viên thuốc 30 MR phải nuốt nguyên viên. Các dạng MR không được nhai hoặc nghiền | Liều tối đa 120mg/ngày | ||
3 | Ức chế enzyl alpha glucosidase | Acarbose | HASANBOSE 100MG HASANBOSE 50MG | Đường uống: Dùng ngay lúc bắt đầu bữa ăn của các bữa ăn chính | Liều dùng không nên vượt quá liều tối đa 100mg/lần x 3 lần/ngày |
4 | Ức chế DPP-4 | Sitagliptin | Đường uống: Thời điểm dùng không liên quan tới bữa ăn | ||
Vildagliptin | MEYEVILIPTIN 50MG | Đường uống: Thời điểm dùng không liên quan tới bữa ăn | Liều lớn hơn 100mg không được khuyến cáo | ||
5 | Ức chế SGLT2 | Empagliflozin | JARDIANCE 10MG HOẶC 25MG | Đường uống: Dùng thuốc 1 lần/ngày vào buổi sáng và không liên quan đến bữa ăn. | Liều tối đa mỗi ngày là 25mg |
6 | DẠNG PHỐI HỢP | Sitagliptin/ Metformin | JANUMET 50MG/850MG | Thuốc uống: Dùng cùng bữa ăn. | Tối đa 100mg sitagliptin/ngày |
Glimepirid/ Metformin | PERGLIM 1MG/500MG | Thuốc uống: Uống với nước, không nghiền hoặc nhai viên thuốc | Không nên vượt quá liều tối đa 2000mg/ngày đối với metformin và 8 mg/ngày cho glimepirid | ||
Chú thích: ER, XR, XL: dạng phóng thích kéo dài; MR: dạng phóng thích biến đổi IR: dạng phóng thích ngay. |
Tài liệu tham khảo:
1. Tờ Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất.
2. Quyết định 3809/QĐ-BYT ngày 27/08/2019 về Hướng dẫn thực hành Dược lâm sàng cho Dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm.